1. Đơn vị nào dùng để đo huyết áp
Huyết áp được đo bằng mi-li-mét thủy ngân (mmMg), được xác định bằng 2 chỉ số là Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
2. Chỉ số huyết áp bình thường, huyết áp tối ưu là bao nhiêu?
Thông thường, theo phân độ tăng huyết áp, huyết áp được coi là bình thường ở người trưởng thành là khi huyết áp tâm thu nhỏ được đo hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Cụ thể:
-
Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): mức bình thường từ 90 - 139 mm Hg;
-
Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): mức bình thường là từ 60 - 89 mmHg
Nếu chỉ số huyết áp sau khi đo được và cao hơn chỉ số trên thì được coi là huyết áp cao. Ngược lại nếu thấp hơn chỉ số trên sẽ được gọi là huyết áp thấp. Huyết áp bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 130 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 85mmHg.
3. Huyết áp cao và huyết áp thấp ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Cả huyết áp cao và huyết áp thấp đều gây ra tình huống nguy hiểm đối với người bệnh. Nếu không được xử lý, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với các nguy cơ sau:
Với những người huyết áp cao:
-
Huyết áp cao sẽ làm tăng khối lượng công việc của tim và máu, khiến chúng làm việc nhiều hơn và kém hiệu quả hơn.
-
Bên cạnh đó, cholesterol LDL (có hại) hình thành mảng bám dọc theo các vết rách nhỏ ở thành động mạch, báo hiệu sự khởi đầu của chứng xơ vữa động mạch (cắt đứt toàn bộ lưu lượng máu lên tim, não, chân tay)
Ngoài ra, cao huyết còn gây ra các biến chứng tức thời và biến chứng lâu dài, bởi đây là bệnh lý gia tăng theo độ tuổi:
-
Biến chứng tức thời: tai biến mạch máu não, bóc tách động mạch chủ, nhồi máu cơ tim cấp, suy thận cấp, phù phổi cấp,... đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân
-
Biến chứng lâu dài: nếu huyết áp cao không được kiểm soát và điều trị đúng cách sau khoảng thời gian dài, có thể dẫn tới: suy tim, phồng tim, rối loạn tiền đình, suy thận mạn, bệnh lý về mắt, thiếu máu cục bộ cơ tim gây đau thắt ngực, đau cách hồi, tăng áp lực máu động mạch, phình động mạch.
Huyết áp cao ảnh hưởng tới não bộ, tim, mắt, thận, chức năng sinh sản
Với những người huyết áp thấp:
Huyết áp thấp không gây ra các biến chứng nguy hiểm, nên người bệnh thường có xu hướng chủ quan. Tuy nhiên, huyết áp thấp tiềm ẩn rất nhiều biến chứng như:
-
Đau đầu dữ dội: Não làm việc nhiều càng nhiều và hoạt động nặng thì cơn đau đầu càng tăng lên. Đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu.
-
Ngất: Khi huyết áp hạ quá mức nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng ngất xỉu, nếu không can thiệp kịp thời có thể rơi vào cơn ngất đột ngột
-
Suy giảm sự tập trung: Bệnh huyết áp thấp làm cho máu không được vận chuyển đủ đến não, dẫn tới tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra sự giảm khả năng tập trung ở người bệnh huyết áp thấp.
-
Da lạnh và tái: Khi huyết áp thấp chân tay thường tê cóng và lạnh do cơ thể không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da làm giảm thân nhiệt.
-
Mờ mắt: Bệnh huyết áp thấp sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, giảm thị lực
-
Mệt mỏi: Thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi. Sự mệt mỏi thường liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ bị co thắt quá mức
-
Buồn nôn
-
Rối loạn nhịp tim , thở nhanh, nông: Huyết áp xuống thấp dẫn tới cơ thể thiếu oxy, khiến cho tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù phần thiếu hụt gây ra tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh.
4. Giải pháp cho bệnh nhân cao huyết áp và huyết áp thấp
Thay đổi và điều chỉnh thói quen ăn uống, dinh dưỡng, sinh hoạt:
-
Tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, kali và các vitamins tổng hợp chứa trong thịt, cá, trứng và sữa, rau xanh, hoa quả tươi
-
Duy trì mức cân nặng lành mạnh, vừa phải: Béo phì cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra tăng huyết áp.
-
Cắt giảm Natri bằng cách nêm nếm thức ăn, không ăn quá mặn
-
Duy trì việc tập luyện thể dục (tối thiểu 20-30 phút) hàng ngày
-
Cắt giảm việc tiêu thụ đồ uống có cồn
-
Hạn chế tối đa việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo, mỡ động vật, đồ chiên rán vì chúng sẽ làm tăng nồng độ Cholesterol, dẫn đến xơ vữa động mạch và gây hại cho cơ thể
Tham khảo:
High blood pressure. American Heart Association (AHA), từ: https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure
Việt, N. Q. Huyết áp là gì? Truy cập vào ngày 12/7/2023 từ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/huyet-ap-la-gi/
Vân, D.N .(2023). HUYẾT ÁP LÀ GÌ? HUYẾT ÁP THAY ĐỔI ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO TỚI SỨC KHỎE. Truy cập vào ngày 12/7/2023 từ: https://shorturl.at/bklSX
Ảnh: