Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và phòng ngừa
Chấn thương tủy sống (SCI) do chấn thương từ té ngã và tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu, sau đó là bạo lực (bao gồm tự gây thương tích và cố gắng tự tử) và chấn thương liên quan đến công việc hoặc thể thao. Các tình huống khẩn cấp cũng có thể dẫn đến gia tăng chấn thương cột sống. Ví dụ, động đất có thể gây chấn thương cột sống va chạm mạnh; xung đột có thể gây ra sự gia tăng chấn thương xuyên thấu. Các SCI không do chấn thương cũng đang gia tăng, đặc biệt là trong các dân số già, do sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm như khối u, các bệnh thoái hóa và mạch máu có thể gây tổn thương tủy sống.
Hiện có nhiều phương pháp can thiệu hiệu quả có sẵn để ngăn ngừa chấn thương cột sống. Bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ, phương tiện và hành vi đường bộ của con người để tránh tai nạn giao thông, lắp đặt lưới chắn cửa sổ để ngăn ngừa té ngã, các chính sách ngăn chặn việc sử dụng rượu có hại và tiếp cận vũ khí để giảm bạo lực, và các chiến lược phòng ngừa bạo lực gia đình và tự tử (bao gồm các dịch vụ sức khỏe tâm thần công bằng). Phòng ngừa SCI không do chấn thương bao gồm chẩn đoán sớm và điều trị tình trạng sức khỏe cơ bản.
Phòng ngừa, chẩn đoán sớm và điều trị các tình trạng thứ phát liên quan đến SCI là cần thiết để tăng tuổi thọ.
Điều trị, phục hồi chức năng và quản lý
Tiếp cận kịp thời với quản lý tiền viện, chăm sóc khẩn cấp và cấp tính và phục hồi chức năng là cần thiết để đảm bảo sự sống còn và phục hồi mức độ chức năng tối ưu, nhằm giảm thiểu khuyết tật dài hạn. Quản lý dài hạn là không thể thiếu để duy trì chức năng và ngăn ngừa các tình trạng thứ phát và tử vong sớm. Các biện pháp cần thiết bao gồm:
- Quản lý tiền viện kịp thời, phù hợp: nhận biết nhanh chóng dấu hiệu chấn thương cột sống, đánh giá nhanh và bắt đầu quản lý chấn thương, bao gồm cố định cột sống khi cần;
- Chăm sóc cấp tính (bao gồm can thiệp phẫu thuật) phù hợp với loại và mức độ nghiêm trọng của chấn thương, mức độ bất ổn, sự hiện diện của chèn ép thần kinh và theo nguyện vọng của người bệnh và gia đình;
- Tiếp cận phục hồi chức năng đa ngành cấp tính, sau cấp tính và liên tục bao gồm các dịch vụ sức khỏe tâm thần để giải quyết các suy giảm hiện có và tối ưu hóa chức năng, sự độc lập, hòa nhập cộng đồng bao gồm tái hòa nhập nghề nghiệp và sự an lành tổng thể;
- Tiếp cận các sản phẩm hỗ trợ giúp người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày mà họ không thể tự làm để tăng cường chức năng và sự độc lập;
- Tiếp cận chăm sóc sức khỏe liên tục để phát hiện và quản lý các biến chứng và giảm nguy cơ các tình trạng thứ phát;
- Kiến thức và kỹ năng chuyên môn về SCI của các nhà cung cấp chăm sóc y tế và phục hồi chức năng.
Người khuyết tật do SCI tiếp tục phải chịu bất bình đẳng về sức khỏe đáng kể. Theo Công ước về quyền của người khuyết tật, các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng người bị SCI có thể tiếp cận cùng một phạm vi, chất lượng và tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội miễn phí hoặc có thể chi trả như những người khác. Giải quyết bất bình đẳng là điều cần thiết để thực hiện điều này.
Tự chăm sóc
Tự chăm sóc một cách phù hợp là không thể thiếu để quản lý các suy giảm liên quan đến SCI, khôi phục mức độ chức năng tối ưu và ngăn ngừa các tình trạng thứ phát. Quản lý tự chăm sóc yêu cầu năng lực để áp dụng các chiến lược tự chăm sóc hiệu quả một cách độc lập nhất có thể và thực hiện một lối sống lành mạnh.
Tuy nhiên, những người bị SCI nặng hơn thường cần sự chăm sóc và hỗ trợ liên tục từ các người chăm sóc không chính thức. Các thách thức đối với người chăm sóc bao gồm căng thẳng, gánh nặng tài chính, cô lập xã hội, thiếu các dịch vụ cộng đồng và mất mát khi người thân qua đời. Chăm sóc một người bị SCI có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an lành và các mối quan hệ xã hội của người chăm sóc. Hỗ trợ người chăm sóc hiệu quả và các can thiệp tự chăm sóc sức khỏe có thể làm giảm đáng kể gánh nặng của người chăm sóc và nâng cao chất lượng chăm sóc và sự tham gia của người bị SCI.
Các can thiệp tự chăm sóc được cung cấp bởi các nhân viên y tế nhằm mục đích trao quyền cho người bị SCI và gia đình họ chăm sóc sức khỏe của mình, ngăn ngừa các tình trạng thứ phát, duy trì mức độ chức năng tối ưu và thúc đẩy các chiến lược đối phó.